Tính toán cốt thép dầm bê tông cốt thép trong xây dựng
Tính toán cốt thép dầm bê tông cốt thép trong xây dựng
Coder • 30 Tháng 4, 2021
Dầm bê tông cốt thép là yếu tố vô cùng quan trọng và quen thuộc trong thi công, xây dựng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ dầm bê tông cốt thép cấu tạo thép dầm như thế nào, đặc điểm là gì, tính toán cốt thép dầm bê tông cốt thép ra sao,….
Bài viết hôm nay, Tokyo Homes sẽ giải đáp thắc mắc của mọi người về vấn đề này.
Tính toán cột thép dầm bê tông cốt thép trong xây dựng
Dầm bê tông cốt thép (BTCT) là một thuật ngữ quen thuộc trong xây dựng. Dầm bê tông cốt thép (BTCT) là một cấu kiện bao gồm bê tông và cốt thép, thường có dạng hình chữ nhật, hình vuông. Dầm bê tông thường được gối lên các cột nhà ở, cột trong các công trình xây dựng,..Dầm bê tông cốt thép được tạo nên bởi hỗn hợp các thành phần chính là xi măng, cát và đá.
Cấu tạo thép dầm BTCT gồm những gì?
Cấu tạo cốt thép dầm gồm: cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo, cốt đai và cốt xiên. Trong dầm sẽ luôn có 4 cốt dọc 4 góc và cốt đai, còn cốt xiên có thể có hoặc không.
Với cốt thép dọc chịu lực của dầm bê tông, người ta thường sử dụng nhóm AII, AIII hoặc CII, CIII. Các nhóm này sẽ có đường kính khoảng 10mm – 40mm, và cốt đai trong dầm bê tông để chịu lực ngang sẽ có đường kính tối thiểu là 6mm, thường sử dụng nhóm CI hoặc AI.
Lớp bảo vệ cốt thép Ao là khoảng cách từ mép ngoài bê tông đến mép cốt thép, trong đó Ao1 là lớp bảo vệ cốt đai, Ao2 là lớp bảo vệ cốt dọc. Lớp bảo vệ sẽ đảm bảo cốt thép dầm không bị rỉ sét, ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng.
Lớp bảo vệ cốt thép được định nghĩa là khoảng cách từ mép ngoài bêtông đến mép cốt thép (gồm lớp bảo vệ cốt đai và lớp bảo vệ cốt dọc), lớp bảo vệ nhằm đảm bảo cốt thép không bị rỉ sét. Khoảng cách thông thủy giữa 2 cốt thép là khoảng cách từ mép cốt thép này đến mép cốt thép kia, để đảm bảo khi đổ bê tông không bị kẹt đá.
Bố trí cấu tạo thép dầm trong kết cấu dầm bê tông hợp lý sẽ đảm bảo được điều kiện về lực dính và độ bền của bê tông.
Trong các công trình xây dựng có sử dụng bê tông cốt thép, việc bố trí cấu tạo thép dầm trong kết cấu dầm bê tông hợp lý sẽ đảm bảo được điều kiện về lực dính và độ bền của bê tông.
Các tính toán cột thép dầm bê tông cột thép
Cốt thép dầm phải được đặt với khoảng hở cốt thép vừa đủ rộng, như vậy vữa bê tông mới có thể dễ dàng lọt qua, đảm bảo về độ dính cho các lớp bê tông xung quanh mỗi lớp thép dầm.
Khoảng hở cốt thép giữa hai mép trong (t) tuyệt đối không được nhỏ hơn đường kính cốt thép.
Khi cốt thép dầm ở vị trí nằm ngang hoặc nằm nghiêng , với các cốt thép dầm ở lớp dưới khi đổ bê tông sẽ có (t) từ 25mm trở lên. Tuy nhiên, nếu ở phía dưới có nhiều lớp, khi đổ bê tông các lớp còn lại sẽ có (t) từ 50mm trở lên trừ lớp dưới cùng. Còn với các lớp ở phía trên sẽ có (t) từ 30mm trở lên.
Đối với trường hợp trong phải đặt nhiều cốt thép trong tiết diện, để giúp khe hở tối thiểu cốt thép dầm tăng lên, có thể sử dụng giải pháp đặt cốt thép dầm thành từng đôi, ghép liền phương đổ bê tông để giải quyết vấn đề.
Khoảng cách giữa trục các cốt thép trong cùng một lớp không quá lớn.
Một vấn đề cần chú ý khi thi công, xây dựng, đó là khi bố trí cốt thép trong các vùng có cấu kiện giao nhau, phải thận trọng trường hợp các cốt thép vướng vào nhau khi đổ bê tông tươi. Vì vậy, để đảm bảo, cần phải nắm được sự sắp xếp cốt thép trong các nút công trình bê tông cốt thép.
Nguyên lý hoạt động của dầm bê tông cốt thép
Khi tải trọng vẫn chưa quá lớn, dầm sẽ vẫn ở trạng thái nguyên vẹn.
Trong quá trình thi công, do sự tăng tải trọng, lúc này sẽ xuất hiện các khe nứt thẳng góc với trục dầm tại đoạn có moment lớn, cùng với các khe nứt nghiêng ở đoạn dầm gần gối tựa, vị trí có lực ngang lớn.
Khi tải trọng đã đạt mức lớn, dầm bị phá hoại, tại tiết diện xuất hiện các khe nứt thẳng góc hoặc khe nứt nghiêng.
Độ võng của dầm sẽ tăng lên theo quá trình đặt tải. Khả năng chịu lực trong trạng thái giới hạn của dầm bê tông sẽ được đặc trưng bằng sự phá hoại theo tiết diện thẳng góc với trục dầm hoặc theo tiết diện nghiêng. Vì vậy, trong thi công và xây dựng, phải tính toán cấu kiện chịu uốn theo khả năng chịu lực, gồm việc tính toán trên tiết diện thẳng góc và tiết diện nghiêng.
Trên đây là bài viết của Tokyo Homes về các vấn đề liên quan đến dầm bê tông cốt thép. Để có thêm nhiều thông tin bổ ích hơn, hãy chú ý theo dõi những bài viết mới nhất của Tokyo Homes nhé!