Tìm hiểu chi tiết cấu tạo hệ kết cấu chịu lực ngôi nhà cơ bản

Coder • 19 Tháng 4, 2021

Để có thể sở hữu một ngôi nhà chắc chắn, vững chãi, bền vững với thời gian, việc chú trọng và cấu tạo hệ kết cấu chịu lực ngôi nhà cơ bản là yếu tố vô cùng quan trọng. Nếu không hiểu rõ được cấu tạo, các đặc điểm thi công kết cấu chịu lực, không những gây ảnh hưởng đến chất lượng mà còn thiếu an toàn.
Vì vậy, trong bài viết hôm nay, Tokyo Homes sẽ cung cấp những thông tin cần biết về cấu tạo hệ kết cấu chịu lực ngôi nhà cơ bản.

Xem thêm: 04 sai lầm cần tránh khi thi công mẫu thiết kế nhà 2 tầng mặt tiền 6m

Hệ thống khung chịu lực
Hệ thống khung chịu lực

Cấu tạo hệ kết cấu chịu lực chính của ngôi nhà

 

Hệ kết cấu chịu lực của ngôi nhà cơ bản do các cấu kiện thẳng đứng, các bộ phận nằm ngang, các phương tiện giao thông cùng các bộ phận khác tạo thành.

Xét về căn bản, cấu tại hệ kết cấu chịu lực ngôi nhà cơ bản sẽ gồm:

  • Các cấu kiện thẳng đứng như móng, tường, cửa, cột
  • Bộ phận nằm ngang như: sàn, mái, nền
  • Các phương tiện giao thông: cầu thang, hành lang
  • Các bộ phận khác: ban công, máng nước, logia, bố trí thép ô văng,..

Với đặc điểm thời tiết nhiệt đới đặc trưng như ở Việt Nam, ô văng rất thường thấy ở các kiến trúc nhà ở cơ bản. Thường để tiết kiệm chi phí cũng như nguyên vật liệu, chủ nhà thường lựa chọn giằng tường kết hợp cùng ô văng và lanh tô.

Tuy nhiên, để tăng kết cấu chịu lực cho ngôi nhà cơ bản, có thể bố trí thép ô văng. Bố trí thép ô văng phải được đảm bảo thi công theo đúng quy chuẩn, đảm bảo chất lượng, tránh trường hợp thép ô văng gây ra những rủi ro, nguy hiểm không đáng có.

bố trí thép ô văng
Với đặc điểm thời tiết nhiệt đới đặc trưng như ở Việt Nam, ô văng rất thường thấy ở các kiến trúc nhà ở cơ bản.

Hệ thống kết cấu chịu lực của ngôi nhà cơ bản

Cấu tạo hệ kết cấu chịu lực của ngôi nhà cơ bản sẽ gồm:

  • Hệ thống kết cấu tường chịu lực.
  • Hệ thống kết cấu khung chịu lực.
  • Hệ thống kết cấu không gian.

Hệ thống kết cấu tường chịu lực

 

Hệ thống kết cấu tường chịu lực của ngôi nhà cơ bản là hệ thống tường, được thi công với vật liệu như đá, gạch. Đối với trường hợp hệ thống tường là lắp ghép, tường chịu lực có thể được đúc bằng bê tông cốt thép.

Với hệ thống tường chịu lực, bề dày tối thiểu sẽ vào khoảng 200mm và vật liệu sử dụng sẽ là loại gạch có khả năng chịu nén hơn 50kg/cm2

tường gạch chịu lực
Hệ thống kết cấu tường chịu lực của ngôi nhà cơ bản là hệ thống tường, được thi công với vật liệu như đá, gạch.

Để tăng khả năng chịu lực của tường gạch, cần có thêm bổ trụ hoặc sườn đứng. 

Hệ thống tường ngang sẽ được sử dụng làm tường ngăn cách các phòng, chịu toàn bộ tải trọng của sàn và mái. Còn tường dọc là tường tự mang, có bề dày phụ thuộc vào yêu cầu cách nhiệt của căn nhà, có thể tương đối mỏng. 

Hệ thống tường ngang chịu lực có kết cấu đơn giản, giá thành rẻ do ít tốn bê tông và thép trong thi công. Các tường ngăn giữa các phòng tương đối dày, cách âm tốt. Đặc biệt, độ cứng ngang của nhà lớn và có cấu tạo logia đơn giản. Tuy nhiên, kết cấu tường ngang lại khá dày và chiếm nhiều diện tích, nguyên vật liệu dẫn đến tăng tải trọng móng nhà. Với hệ thống tường ngang chịu lực, bố trí không gian các phòng phải bằng nhau nếu không muốn làm nhiều loại panen.

Hệ thống tường ngang chịu lực phù hợp với khí hậu nóng, mưa bão nhiều và trình độ lắp ghép thấp. 

Kết cấu hệ thống chịu lực của nhà là tường dọc. Hệ thống tường dọc sẽ tận dụng tốt được khả năng chịu lực của tường ngoài. Cộng thêm việc sử dụng ít nguyên vật liệu, diện tích nhỏ, tường dọc giúp tiết kiệm không ít chi phí và diện tích. Các không gian cũng được bố trí linh hoạt khi không sử dụng quá nhiều panen.

Tuy nhiên, do tường ngăn giữa các phòng khá mỏng dẫn đến nhược điểm là cách âm  kém. Đối với mái dốc, tường dọc sẽ dùng nhiều gỗ, còn với mái bằng sẽ tốn nhiều xi măng và thép.

Vì vậy, tường dọc sẽ được áp dụng nhiều hơn với nhà hành lang giữa.

Xem thêm: BÁO GIÁ THI CÔNG TRỌN GÓI NHÀ PHỐ 2021

Hệ thống kết cấu khung chịu lực

Khung chịu lực không hoàn toàn (chịu lực bằng khung và tường)

 

Khung chịu lực không hoàn toàn hay còn gọi là khung khuyết. Với các ngôi nhà có  không gian rộng, mặt bằng công năng được bố trí, phân chia linh hoạt, không theo quy cách, khung chịu lực không hoàn toàn có thể sử dụng để chia sàn và mái. 
Khung chịu lực không hoàn toàn có thể tận dụng tường ngoài chịu lực hoặc dùng tường trong, cột làm kết cấu chịu lực. Với hình thức này, các mặt bằng công năng sẽ bố trí rất linh hoạt, tuy nhiên, vật liệu bê tông và thép sử dụng nhiều hơn, dầm và tường có sự liên kết phức tạp hơn.
Nếu áp dụng khung chịu lực không hoàn toàn ở nơi đất yếu, dễ sụt lún, chất lượng thi công có thể ảnh hưởng do tường và cột lún không đều. 

khung chịu lực
Khung chịu lực không hoàn toàn có thể tận dụng tường ngoài chịu lực hoặc dùng tường trong

Khung chịu lực hoàn toàn (khung trọn)

Khung chịu lực hoàn toàn hay còn biết đến với tên gọi khung trọn. Khi sử dụng khung chịu lực hoàn toàn, kết cấu chịu lực của ngôi nhà sẽ là dầm và cột, còn tường chỉ là kết cấu bao che. Do vậy, quá trình thi công tường sẽ lựa chọn các vật liệu nhẹ, khung chịu lực sẽ đảm bảo tính chịu lực của ngôi nhà.

Khung chịu lực hoàn toàn thường được làm từ các vật liệu như bê tông, cốt thép và gỗ.  Kết cấu này ít được ứng dụng trong các ngôi nhà bình thường mà thường áp dụng vào các công trình công cộng do tốn nhiều thép và xi măng.

Hệ thống kết cấu giàn không gian

So với hai hệ thống khung chịu lực trên, hệ thống kết cấu giàn không gian đòi hỏi thi công khá phức tạp. Bên cạnh phương tiện chịu tải trọng, chủ thầu thi công còn phải chú ý đến vấn đề chi phí khi thi công. 

Hệ thống kết cấu giàn không gian cần phải chú ý đến tường, đảm bảo cách nhiệt và giữ nhiệt nhất định. Các yếu tố khác như sàn hay mái, đều phải chú ý đến việc cách âm, cách nhiệt tốt cũng như chống ồn và phòng hỏa hoạn. 

Hệ thống kết cấu giàn không gian có trọng lượng không lớn, kết cấu đơn giản và dễ dàng sử dụng vật liệu.

Tham khảo ngay: TOKYO HOMES (Thiết kế và xây dựng nhà theo mẫu)

Để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích về vấn đề thi công nhà ở, hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của Tokyo Homes để có thêm nhiều kiến thức hữu ích và cần thiết hơn.

 



Xem thêm bài viết liên quan

Coder • Ngày 31 Tháng 5, 2021

Xác định bảng tính khối lượng thép thi công đơn giản nhất

Thép luôn là một nguyên vật liệu quan trọng trong thi công. Khi mua thép,... Xem thêm >>

Coder • Ngày 31 Tháng 5, 2021

Điểm qua 04 mẫu thiết kế nhà 7m phổ biến nhất 2021

Các mẫu thiết kế nhà có mặt tiền hiện nay rất phổ biến ở các... Xem thêm >>

Coder • Ngày 30 Tháng 5, 2021

07 giải pháp thiết kế mẫu nhà phố mặt tiền hẹp 5m-8m

Nhà phố mặt tiền hẹp là mẫu nhà thông dụng ở các khu đô thị.... Xem thêm >>